"Hố địa ngục" - chuyên đề

'Hố địa ngục' hình thành thế nào?
Khi đất ở phía trên những hang ngầm sụp xuống, "hố địa ngục" sẽ xuất hiện và có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa.


Chiếc hố lớn xuất hiện tại thủ đô của Guatemala sau cơn bão nhiệt đới Agatha. Ảnh: National Geographic.
Sau trận bão nhiệt đới Agatha khiến 123 người thiệt mạng và 59 người mất tích tuần qua, một hố có độ sâu khoảng 100 m (tương đương tòa nhà 30 tầng) và đường kính 18 m xuất hiện giữa thành phố Guatemala - thủ đô của nước cộng hòa Guatemala. National Geographic đưa tin một tòa nhà ba tầng đã rơi xuống hố.
Theo Livescience, giống như mọi "hố địa ngục" khác trên thế giới, hố tại Guatemala hình thành khi một mảng đất sụp xuống, để lại một khoảng lún trên mặt đất.
Hiện tượng trên xảy ra phổ biến nhất tại các bang Florida, Texas, Alabama, Missouri, Kentucky, Tennessee và Pennsylvania của Mỹ, theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ. Đất tại những bang này chứa nhiều chất cứng dễ phân hủy hoặc hòa tan như đá vôi, carbonate và tầng muối. Khi nước ngầm chảy qua những chất cứng đó, chúng sẽ phân hủy hoặc hòa tan, để lại hố và hang ngầm. Khi vòm của những hang ngầm sụp xuống, nó kéo theo cả phần đất phía trên khiến hang hiện ra.
Một số "hố địa ngục" dần biến mất do cát và đất rơi xuống rồi phủ kín. Nhiều hố khác sụt lún khi những lớp đá dễ phân hủy tiếp xúc với mưa và gió.
Những "hố địa ngục" sụp xuống bất ngờ có thể gây nguy hiểm. Trong vài trường hợp, nước trong hang ngầm biến mất do hạn hán hoặc hoạt động thay đổi dòng nước ngầm của con người (khai khoáng, tưới tiêu hoặc bơm nước lên mặt đất). Khi không còn nước đỡ vòm hang, phần đất phía trên sụp xuống. Trong trường hợp nước vẫn còn trong hang ngầm, vòm của chúng vẫn trở nên suy yếu dần do khối lượng của lớp đất phía trên nên sụp xuống.
Khi đất phía trên hang ngầm sụp xuống bất ngờ, nó có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa và làm cạn những hồ nước. Vào tháng 9/1999, hồ Jackson gần thành phố Tallahassee, bang Florida, Mỹ - có diện tích hơn 16 km2 - đột ngột cạn nước bởi một hố có độ sâu 15 m. Cục Địa chất Florida cho biết, hồ Jackson liên tục cạn và đầy theo chu kỳ 25 năm. Như vậy người dân gần hồ sẽ thấy nước trong đó sau 14 năm nữa.

10 'hố địa ngục' nổi tiếng nhất thế giới
Chiếc hố khổng lồ vừa xuất hiện tại Guatemala được xếp vào danh sách những "hố địa ngục" lừng danh trên thế giới của National Geographic.


Một hố có chiều rộng khoảng 18 m và độ sâu 100 m xuất hiện giữa thủ đô của Guatemala vào ngày 30/5 sau cơn bão Agatha. Ảnh: AP.

Ba năm trước, một hố có đường kính và độ sâu tương tự cũng xuất hiện tại thành phố Guatemala. Ảnh: sharenator.com.

Những người đàn ông bơi trong làn nước xanh biếc của giếng tự nhiên Ik-Kil tại bán đảo Yucatan thuộc Mexico. Đây là nơi thư giãn và thực hiện những nghi lễ tôn giáo của người Maya cổ.
Ảnh: ALAMY.

Năm 1981, một hố khổng lồ xuất hiện bên dưới bể bơi công cộng
của thành phố Winter Park, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP.

Một hố có độ sâu 56 m xuất hiện tại thành phố Mulbery, bang Florida,
Mỹ vào năm 1994.

Blue là tên của một hố nổi tiếng giữa biển thuộc vùng lãnh hải của Belize.
Ảnh: National Geographic.

Nhà thám hiểm Mick Coyne trèo xuống hố khổng lồ có độ sâu 45 m
gần sông Josulka tại Iceland. Ảnh: National Geographic.

Neversink là tên một hang đá vôi thẳng đứng tại bang Alabama,
Mỹ. Nó có độ sâu 15 m và nơi sinh sống của một loại dương xỉ hiếm.

Chiếc xe buýt dựng đứng sau khi một hố xuất hiện giữa thủ đô
Lisbon của Bồ Đào Nha vào năm 2003. Ảnh: sewerhistory.org.

Hoạt động khai thác đồng và kẽm trong nhiều năm biến thành phố Picher, bang Oklahoma, Mỹ thành vùng đất có nhiều hố khổng lồ và sâu hoắm. Một số mỏ quá gần mặt
đất nên vòm của chúng không thể chịu được lực đè từ phía trên và sụp xuống. Chiếc hố trong ảnh là kết quả của một vụ sụt lở như vậy. Ảnh: AP.
Minh Long
ảnh hố địa ngục tại Mỹ

Chiếc hố xuất hiện giữa đường vào ngày 22/7 bởi tình trạng ngập lụt.
Carrier Trousil.

Một công nhân gọi điện thoại gần hố hôm 23/7. Ảnh: AP.

Những người công nhân quan sát hố. Ảnh: AP.

Bên dưới hố có một chiếc xe ô tô và cột đèn giao thông. Ảnh: AP.

Người dân ở khu vực lân cận cũng chạy ra xem chiếc hố.
Ảnh: Carrier Trousil.

Tài xế bình an vô sự sau sự cố. Ảnh: wisn.com.
Cận cảnh những hố địa ngục trên khắp thế giới
(Zing) - Những hiện tượng kỳ lạ này đã phá hủy các công trình mà con người đã mất hàng năm, thậm chí hàng chục đến hàng trăm năm để xây dựng.Những hiện tượng kỳ lạ này đã phá hủy các công trình mà con người đã mất hàng năm, thậm chí hàng chục đến hàng trăm năm để xây dựng. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã xảy ra rất nhiều lần nhưng nguyên nhân và cơ chế gây ra các hố địa ngục vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.


Hố địa ngục ở Guatemala.







Rất nhiều con đường đã bị "lủng".




Bỗng dưng bị... nuốt.





Phá hủy nhiều nhà cửa....





Lí do vì sao có những hiện tượng này vẫn còn là một câu hỏi lớn.




Những hố khổng lồ trong tự nhiên.

Những thay đổi kinh hoàng trong một đêm...
Những hầm, hố khổng lồ nhất hành tinh
(Zing) - Có thể do tác động của thiên nhiên hay do bàn tay con người đã tạo ra những hầm, hố, mỏ rất lớn trên trái đất.
1. Hầm ở Guatemala

Ngày 1/6, một chiếc hố sâu hơn 100 m được hình thành ở gần thành phố của Guatemala.
2. Động khí ở Derweze

Năm 1971 các nhà địa chất phát hiện ra một hầm khí thiên nhiên nằm sâu dưới ở Derweze. Lớp đất sụt xuống tạo thành một chiếc hố rộng lớn với đường kính khoảng từ 50 đến 100 m. Để tránh khí độc thoát ra ngoài, các nhà khoa học đã quyết định đốt khí
trong hang.
3. Hầm Monticello Dam

Hầm Monticello Dam nằm ở Napa, California, Mỹ. Hầm được xây dựng từ năm 1953 đến 1957. Đường kính của hầm rộng khoảng 22 m.
4. Mỏ Bingham Canyon

Mỏ Bingham Canyon còn được gọi với cái tên khác là mỏKennecott Copper. Mỏ này nằm tại Salt City, Mỹ. Mỏ được xây dựng từ năm 1906, sâu 1.200 m, rộng 4.000 m và diện tích
bề mặt là 7,7 km2.
5. Hố Great Blue

Great Blue nằm gần Lighthouse, một đảo san hô cách Belize 100 km. Hố có đường kính 305 m và sâu 123 m. Đây là hang đá được hình thành trong thời kỳ băng tan.
6. Mỏ kim cương Mirny

Mỏ kim cương này nằm tại Mirny, Siberia, Nga. Mỏ có chiều sâu 525 m và đường kính khoảng 1.200 m.
7. Mỏ kim cương Diavik

Mỏ kim cương Diavik nằm ở phía tây bắc Canada.
8. Mỏ Udachnaya

Mỏ này nằm ở Nga. Nó được phát hiện ngày 15/6/1955 với độ sâu 500 m.
Hố địa ngục liên tục xuất hiện khiến người dân hoang mang
(Zing) - Gần đây những hố địa ngục xuất hiện ngày càng nhiều ở làng Dachengqiao, huyện Nengxiang tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc khiến người dân địa phương hết sức hoang mang.
Hố địa ngục đầu tiên xuất hiện vào tháng giêng ở gần một trường tiểu học với đường kính khoảng 20m, đến nay miệng hố có đường kính lên đến 80m và nuốt trọn một tòa nhà gần đó. Bốn tháng sau, vào lúc nửa đêm, một hố sụt khác đã nuốt chửng một khoảng ruộng lúa của người dân địa phương.
Gần đây nhất, một hố sụt khác đã nuốt chửng một nhà vệ sinh. Các cảnh sát đã đến rào chắn các hố này lại để đảm bảo an toàn cho người dân.
Chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng địa chất này. Họ cũng không thể dự đoán việc phát triển của các hố địa ngục. Người dân và các phương tiện truyền thông địa phương thì đoán rằng sự xuất hiện của những hố sụt này có liên quan đến những cơn mưa bão bất thường gần đây.

Hồ đầu tiên xuất hiện với đường kính khoảng 20m.

Sau đó mở rộng đến 80m, đã nuốt chửng một căn nhà và đang đe
dọa một trường tiểu học.

Một hố sụt khác giữa ruộng lúa của người dân.

Hố sụt gần đây nhất sâu khoảng 5m.

Một cảnh tượng khủng khiếp đã diễn ra...
 (12/8) một hố đen có kích thước khổng lồ đã xuất hiện tại đường phố ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, hố đen khiến một tòa nhà thuộc bệnh viên Nhân dân bị đổ sập.
 
Hố đen xuất hiện trước bệnh viện.
Hố đen này sâu khoảng 7-8m, rộng 15m và có khả năng nuốt được cả một chiếc xe buýt. Rất may khi tòa nhà bị sập mọi người đã kịp sơ tán nên không ai bị thương nặng. Một nhân chứng kể lại: “Buổi sáng mặt đường phía trước bệnh viện xuất hiện hố đen lớn. Sau đó khoảng 9h20 thì một tòa nhà của bệnh viện từ từ sụp xuống.”

Lính cứu hỏa và cảnh sát đã được huy động để giải quyết sự việc. Nguyên nhân ban đầu đươc cho là mưa lớn mấy ngày trước dẫn đến tình trạng sụt lún hoặc cũng có thể là rò rỉ đường ống dẫn nước ngầm tại đây.
 
Cảnh tượng khủng khiếp.
Việt Nam xuất hiện 'hố địa ngục'
GS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học địa chất kỹ thuật công trình, lý giải: Hiện tượng hố sụt khổng lồ ở Guatemala là do tầng đá vôi nằm gần bề mặt đất chịu tác động của nước ngầm. Ở những vùng đá vôi này, các hang động và hố được hình thành khi lớp đá bị rã ra. Sau mưa lớn hay hạn hán gay gắt, hố sụt có thể đột ngột xuất hiện khi hình thành khoảng trống dưới lòng đất và lớp đất bề mặt không có gì chống đỡ. “Ở Việt Nam có khá nhiều vụ sụt hố, thường xảy ra ở những tỉnh thuộc khu vực miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những hố sụt này thường xảy ra ở khu vực nông thôn hoặc đường giao thông”, GS Nguyễn Trường Tiến cho biết. Tuy nhiên, theo GS Tiến, “May mắn là các hố sụt ở Việt Nam thường không lớn. Ngoài ra, do các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM không có tầng đá vôi nằm gần bề mặt đất nên không có nguy cơ xảy ra hố sụt”.

Hố "địa ngục" do con người tạo ra tại TP HCM, do làm ăn ẩu tả.

chiều 14-9, trong cơn mưa tầm tã, chiếc taxi Vinasun biển số 56K-9309
đang lái trên đường thì bất ngờ bị “hố tử thần” này tiếp tục “nuốt chửng

Mảng chắn "lô cốt" bị sập xuất hiện “hố trâu” hôm 28-8

Không có nhận xét nào: