Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.
Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng.
Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt (kra-kôm), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt.
Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng.
Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ Gia-rai Aráp được đẽo dựng tại hàng rào ngôi nhà mồ của Bảo tàng về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yêú tố truyền thống như kỹ thuật mà họ vẫn thực hiện tại Tây Nguyên.
Khác với “rừng ma” của người Dẻ Triêng, nghĩa địa của người Bahnar mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với dân làng. Người Bahnar tin rằng có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian
Bên dòng sông Ba yên ả mà người địa phương vẫn quen gọi là sông Đăk Kroong, mái nhà rông của người Bahnar dòng Bờ Nơm ở làng B’Yang vút lên trời sừng sững như một lưỡi rìu khổng lồ. Gần 1.000 người dân trong làng cư trú trong hơn 100 nhà sàn theo mô hình “làng tròn” vây quanh nhà rông này. “Nhà rông là tâm điểm của buôn làng Bahnar” - ông Đinh Keo, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận huyện Kông Chro - người có uy tín nhất làng B’Yang, khẳng định.
Nghe chúng tôi hỏi về tục táng của người Bahnar, ông Đinh Keo cho biết: “Theo phong tục, không kể giàu, nghèo, khi có người chết, người sống phải làm tượng để trang trí nhà mồ. Đây là điều bắt buộc để thể hiện lòng hiếu đễ, tình cảm tiếc thương của người sống đối với người đã khuất.
Nhà mồ của một người Bahnar giàu có ở làng B’Yang
Tượng đi theo người chết thường được tạc đẽo theo ý thích, nghề nghiệp của người đó khi còn sống và nhất định là phải theo cặp âm - dương. Người Bahnar dòng Bờ Nơm quan niệm tượng được tạo ra là để theo hầu người chết và nhất thiết phải đi theo cặp. Kể cả người chết là kẻ suốt đời độc thân thì khi chết, tượng đi theo cũng phải đẽo thành cặp”.
Nhà mồ của ông Đinh Gliu, nguyên trưởng Ban Văn hóa thị trấn Kông Chro, nổi bật trong nghĩa địa làng B’Yang bởi vẻ đồ sộ, sang trọng. Trên diện tích khoảng 20 m2, nhà mồ của ông Đinh Gliu được xây dựng kỳ công như một nhà rông thu nhỏ.
Tượng nhà mồ được tạc đẽo sẵn
Bốn cột chính được trang trí bằng 4 cặp tượng ngà voi tượng trưng và 2 cây k’lao cao ngất ngưởng. Mặt trước và mặt sau nhà mồ được gắn 2 cặp tượng nam nữ sơn phết đủ màu trông như thật. Trong khuôn viên ngôi mộ có cả những cây lúa đã trổ bông, giá để củi và góc chia của cho người chết. “Riêng phần mái nhà rông và 2 cặp tượng nam nữ ở nhà mồ của ông Đinh Gliu đã tốn gần chục triệu đồng” - anh Đinh Êu tiết lộ.
“Hàng xóm” của ông Đinh Gliu là nhà mồ của một phụ nữ nhưng cũng hoành tráng không kém. Phía trước nhà mồ là bức tượng mẹ cõng con; trong góc còn có dàn khung cửi dệt thổ cẩm, đầu trâu và cả một giá để hàng trăm thanh củi được xếp ngăn nắp. “Dân Bahnar tin rằng người chết cũng cần củi lửa để sưởi ấm. Trong những thứ vật phẩm cúng cơm hằng ngày trên mộ trước lễ “bỏ mả”, nhất thiết phải có củi, lửa và nước” - anh Đinh Êu cho biết.
Tiếp giáp phía sau những nhà mồ “quý tộc” hoành tráng ở mặt tiền nghĩa địa là hàng loạt nhà mồ khác của người nghèo. Những nhà mồ này có mái lợp tôn hoặc cỏ tranh, thấp bé và bị dây leo, cỏ tranh phủ kín. Những bức tượng trong nhà mồ của người nghèo cũng có cặp, có đôi nhưng hầu hết đều là các con vật, như: trâu, bò, khỉ, chó...
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.
Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng.
Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như gỗ cây hương, cây cà- chít. Trên đường điền dã tại xã Biển Hồ, thị xã Plâycu những cột tượng bỏ từ năm 1967, cho đến nay, tuy nhà mồ không còn nữa, nhưng những cột tượng vẫn tồn tại. Do yêu cầu, ngôi nhà mồ của người Gia-rai Aráp khi dựng tại khu trưng bày ngoài trời phải bảo đảm tính bền vững, vì vậy cột tượng được đẽo bằng gỗ tốt là gỗ cà- chít, tuy nhiên gỗ đẽo tượng này không được khai thác trong tự nhiên mà mua tại lâm truờng. Vì hiện nay rừng thưa dần do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, khai thác không hợp lý, do tập quán đốt rừng canh tác rẫy, những loại gỗ tốt theo đó mà cạn kiệt, người dân không thể kiếm được gỗ tốt. Trên thực tế trong những năm gần đây hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh sống, dễ tìm ở xung quanh làng.
Theo kinh nghiệm địa phương những cây hương, cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải tay (1 sải = 160 cm), đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ, trong khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra.
Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia-rai có cúng thần nhà rông (yang rôông), thần bến nước (yang ia), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Một loại dụng cụ nữa là cây chà-gạc (loại dao đa năng thông dụng của người Gia-rai) dùng để sửa lại các chi tiết trên mặt tượng. Trong thời gian gần đây phong cách tượng nhà mồ thay đổi, kéo theo những biến đổi về kỹ thuật đẽo tượng. Từ chỗ truyền thống không quan tâm đến thể hiện chi tiết tỷ mỉ, chỉ sử dụng mảng khối trên một thân gỗ cố định, người đẽo chuyển sang xu thế hiện đại thiên về tả thực, gọt đẽo các chi tiết (mắt, mũi, miệng, chân, tay), loại tượng cũng đa dạng hơn trước, mất đi tính mộc mạc nguyên sơ của kiểu tượng truyền thống. Trong một làng của người Gia-rai chỉ có một vài người già biết đẽo tượng đẹp (theo quan niệm của người Gia-rai) và biết làm cho tượng phong phú về mặt loại hình. Theo phong tục của người Gia-rai, thì những người đàn ông chủ hộ thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình, nhưng nhiều trường hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp.
Người Gia–rai không có số đo chuẩn cho mỗi bức tượng định đẽo, người ta lấy đơn vị đo là sải (tơ-pa) để làm ước lượng. Một bức tượng thường được tính bằng 1 sải rưỡi, 1/2 sải được chôn ở dưới đất là cột chính (byuh) của hàng rào, 1 sải còn lại vừa là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần trên cùng là thân tượng (phun) như thoát ra khỏi cột gỗ đó.
Địa điểm đẽo tượng được tiến hành tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào "hoa tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo tượng cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Gia-rai, về kết cấu lại phải đảm bảo tính vững chắc của hàng rào nhà mồ.
Vì bản thân mỗi cột tượng lại đóng vai trò là những cột chính trong hàng rào, để giữ hàng rào chắc chắn bao quanh nhà mồ. Do vậy khi đẽo tượng bao giờ người Gia-rai cũng chủ động tạo ra một khe hở rộng giữa hai chân của bức tượng hình người, khe hở giữa chân và đuôi tượng chim, khe hở giữa hai chân trước và hai chân sau của tượng thú bốn chân. Khe hở đó là nơi xuyên một thanh gỗ dài chạy qua, giống như hệ thống mộng giằng để giữ tất các cột tượng với nhau, và giữ các cột phụ chôn sát cột chính liên kết tạo thành hàng rào.
Việc thờ công cụ phục vụ khả năng duy trì nòi giống của người Tây nguyên được mô tả trần trụi, phóng to, phô trương qua những nhát rìu đục đẽo thô sơ |
Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng.
Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ Gia-rai Aráp được đẽo dựng tại hàng rào ngôi nhà mồ của Bảo tàng về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yêú tố truyền thống như kỹ thuật mà họ vẫn thực hiện tại Tây Nguyên.
Tính nghệ thuật thể hiện trong tượng mồ
Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt.
Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia-rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới.
Nhà mồ người Ê Đê trong tục bỏ mả
Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iamnông huyện Chư Pảh tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả - để bôi lên cột tượng. Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.
Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người.
Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của người Gia –rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên
Tượng nhà mồ Tây Nguyên - Nghệ thuật điêu khắc độc đáo
Tượng nhà mồ là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền Tây Nguyên. Các tác phẩm thuộc loại hình này được ra đời ở thời đniểm lễ bỏ mả với mục đích phục vụ người chết (người Tây Nguyên gọi là hồn ma).
Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn liền với hầu hết các tộc người thiểu số có cuộc sống du canh, du cư trên địa bàn Tây Nguyên. Họ quan niệm rằng, chỉ khi nào lễ bỏ mả được tổ chức xong thì hồn ma mới thực sự trở về với tổ tiên, ông bà, để bắt đầu một “cuộc sống” mới ở thế giới bên kia. Kể từ đó, mối quan hệ giữa kẻ sống với người chết mới không còn. Mang ý nghĩa thiêng liêng như thế, nên lễ bỏ mả là một lễ lớn hàng năm, thu hút đông đảo người tham gia, thường diễn ra vào mùa xuân tại nghĩa địa các buôn làng.
Để chuẩn bị tổ chức lễ, ngoài việc sửa sang nhà mồ, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, rượu cần…, người ta không quên làm tượng để đặt ở nhà mồ. Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, tượng được làm bằng những loại gỗ quý như hương, cà chít, có thể chịu được mưa nắng qua nhiều năm ở ngoài trời. Những cây hương, cà chít phải trên 10 năm tuổi (dài khoảng 2 sải tay, đường kính xấp xỉ 30cm) mới đủ tiêu chuẩn để làm tượng. Trước khi đẽo tượng, người ta phải cúng thần nhà rông, thần bến nước để xin phép.
Tượng nhà mồ thể hiện chủ yếu bằng các mảng, khối, chứ không quá đi sâu vào chi tiết. Tư thế, thần thái của tượng thì muôn hình muôn vẻ. Người bế con, người lấy nước, người mang gùi, người ngồi khóc, người đánh trống đánh chiêng, người chia phần cơm lam, người phụ nữ khoả thân, đôi trai gái đang làm cái việc duy trì nòi giống một cách thật tự nhiên giữa thanh thiên bạch nhật… Đó chính là sự tái hiện cuộc sống thật một cách sinh động, phong phú. Các bức tượng còn trở nên ấn tượng hơn khi được tô điểm màu sắc. Đủ các màu xanh, đỏ, vàng, đen, trắng… đều có thể chế ra từ rễ, lá, vỏ cây rừng. Các nét hoa văn trên trang phục tượng cũng được phối màu rất linh hoạt.
Tượng nhà mồ đa dạng cả về kích cỡ, người ta thường dùng đơn vị đo là sải tay để ước lượng. Mỗi tượng trung bình được tính bằng một sải rưỡi, trong đó có nửa sải chôn xuống đất, một sải nhô lên là thân tượng. Tất cả tượng đều được chôn bao quanh khu nhà mồ.
Tượng nhà mồ Tây Nguyên, qua bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, chứa đựng những thông tin mang tính xã hội, cộng đồng sâu sắc. Chúng vừa là những tác phẩm nghệ thuật, vừa mang ý nghĩ tâm linh nhưng không hề tạo ra cảm giác cách biệt mà trái lại, rất thân quen, gần gũi với mọi người. Hầu như ở bất cứ buôn làng Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, Xơ Đăng… nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp những quần thể tượng nhà mồ. Vẻ quạnh hiu, u tịch của những bức tượng đã dần dần bớt đi vì du khách bốn phương ngày càng lui tới nhiều hơn để chiêm ngưỡng…
(Nguồn: Báo Bình Thuận) |
Làng B’Yang ở phía Đông tỉnh Gia Lai, thuộc thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, được giới nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá là nơi còn lưu giữ nhiều nhất, nguyên vẹn nhất những phong tục đặc trưng của dân tộc Bahnar, đặc biệt là tục táng người chết. Làng B’Yang chỉ cách trung tâm thị trấn Kông Chro khoảng 4 km nhưng có “sức đề kháng” mạnh mẽ khiến cơn lốc đô thị hóa hầu như chưa thể chạm đến nơi này.
Theo hầu người chết
Bên dòng sông Ba yên ả mà người địa phương vẫn quen gọi là sông Đăk Kroong, mái nhà rông của người Bahnar dòng Bờ Nơm ở làng B’Yang vút lên trời sừng sững như một lưỡi rìu khổng lồ. Gần 1.000 người dân trong làng cư trú trong hơn 100 nhà sàn theo mô hình “làng tròn” vây quanh nhà rông này. “Nhà rông là tâm điểm của buôn làng Bahnar” - ông Đinh Keo, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận huyện Kông Chro - người có uy tín nhất làng B’Yang, khẳng định.
Nghe chúng tôi hỏi về tục táng của người Bahnar, ông Đinh Keo cho biết: “Theo phong tục, không kể giàu, nghèo, khi có người chết, người sống phải làm tượng để trang trí nhà mồ. Đây là điều bắt buộc để thể hiện lòng hiếu đễ, tình cảm tiếc thương của người sống đối với người đã khuất.
Nhà mồ của một người Bahnar giàu có ở làng B’Yang
Tượng đi theo người chết thường được tạc đẽo theo ý thích, nghề nghiệp của người đó khi còn sống và nhất định là phải theo cặp âm - dương. Người Bahnar dòng Bờ Nơm quan niệm tượng được tạo ra là để theo hầu người chết và nhất thiết phải đi theo cặp. Kể cả người chết là kẻ suốt đời độc thân thì khi chết, tượng đi theo cũng phải đẽo thành cặp”.
Ông Đinh Keo dẫn chúng tôi tới một gốc cây cổ thụ trong làng B’Yang, nơi trưng bày những tượng nhà mồ đã được tạc đẽo sẵn. Xung quanh gốc cây này, chúng tôi thấy hàng chục tượng nhà mồ mới được đẽo gọt, tuy chưa trang trí nhưng trông vẫn rất có hồn và sống động.
Những pho tượng này được dựng quay mặt ra ngoài, đủ cả các con vật, như: chó, mèo, chim công, chim cú, khỉ bồng con...; hoặc con người, như: mẹ bồng con, bà già ôm mặt rầu rĩ... Theo ông Đinh Keo, tất cả những tượng này đều được tạc đẽo bằng rìu và nhiều người dân làng B’Yang có khả năng tạc được tượng nhà mồ như vậy.
Đủ cung bậc thân phận
Theo chân anh Đinh Êu, một người cháu của ông Đinh Keo, chúng tôi vượt sông Đăk Kroong đến nghĩa địa nhà mồ của làng B’Yang. Nhìn từ xa, nghĩa địa như một ngôi làng Bahnar thu nhỏ. Những nóc nhà mồ có hình mái nhà rông được trang trí bằng những cây k’lao sặc sỡ vút lên giữa rừng xanh. Phía trước những nhà mồ trong nghĩa địa làng B’Yang luôn có một giếng nước và gáo dừa tượng trưng.
Nhà mồ của ông Đinh Gliu, nguyên trưởng Ban Văn hóa thị trấn Kông Chro, nổi bật trong nghĩa địa làng B’Yang bởi vẻ đồ sộ, sang trọng. Trên diện tích khoảng 20 m2, nhà mồ của ông Đinh Gliu được xây dựng kỳ công như một nhà rông thu nhỏ.
Tượng nhà mồ được tạc đẽo sẵn
Bốn cột chính được trang trí bằng 4 cặp tượng ngà voi tượng trưng và 2 cây k’lao cao ngất ngưởng. Mặt trước và mặt sau nhà mồ được gắn 2 cặp tượng nam nữ sơn phết đủ màu trông như thật. Trong khuôn viên ngôi mộ có cả những cây lúa đã trổ bông, giá để củi và góc chia của cho người chết. “Riêng phần mái nhà rông và 2 cặp tượng nam nữ ở nhà mồ của ông Đinh Gliu đã tốn gần chục triệu đồng” - anh Đinh Êu tiết lộ.
“Hàng xóm” của ông Đinh Gliu là nhà mồ của một phụ nữ nhưng cũng hoành tráng không kém. Phía trước nhà mồ là bức tượng mẹ cõng con; trong góc còn có dàn khung cửi dệt thổ cẩm, đầu trâu và cả một giá để hàng trăm thanh củi được xếp ngăn nắp. “Dân Bahnar tin rằng người chết cũng cần củi lửa để sưởi ấm. Trong những thứ vật phẩm cúng cơm hằng ngày trên mộ trước lễ “bỏ mả”, nhất thiết phải có củi, lửa và nước” - anh Đinh Êu cho biết.
Tiếp giáp phía sau những nhà mồ “quý tộc” hoành tráng ở mặt tiền nghĩa địa là hàng loạt nhà mồ khác của người nghèo. Những nhà mồ này có mái lợp tôn hoặc cỏ tranh, thấp bé và bị dây leo, cỏ tranh phủ kín. Những bức tượng trong nhà mồ của người nghèo cũng có cặp, có đôi nhưng hầu hết đều là các con vật, như: trâu, bò, khỉ, chó...
Anh Đinh Êu giải thích: “Nhà mồ chỉ được làm sau lễ “bỏ mả”. Với người giàu, có thể “bỏ mả” sau mùa lúa mới đầu tiên tính từ ngày chết nhưng với người nghèo, có khi phải đến mấy năm sau. Mỗi lần “bỏ mả” phải mổ trâu, bò, tốn kém lắm, nhà nghèo thì chịu thôi! Tượng nhà mồ dành cho người nghèo cũng chỉ là những con vật gắn liền với cuộc sống nương rẫy”.
Mỗi lần “bỏ mả” phải mổ trâu, bò, tốn kém lắm, nhà nghèo thì chịu thôi! Tượng nhà mồ dành cho người nghèo cũng chỉ là những con vật gắn liền với cuộc sống nương rẫy”. |
Hình đầu trâu được trang trí trên nhà mồ Cơ Tu — Quảng Nam.
|
Tìm mua tượng nhà mồ
Đến Kông Chro, chúng tôi nghe phong thanh gần đây nhiều tay chơi đã tìm đến vùng này tìm mua tượng nhà mồ. Chúng tôi bỗng nhớ đến những cái lắc đầu ngao ngán của ông Đinh Keo khi dẫn chúng tôi xem tượng nhà mồ được tạc đẽo sẵn trưng bày xung quanh gốc cây cổ thụ ở làng B’Yang.
Tuy Đinh Keo không nói ra nhưng chúng tôi thầm hiểu ông trăn trở vì trong những bức tượng này, không ít cái được tạc đẽo để bán chứ không phải để trang trí nhà mồ của người chết như phong tục lâu nay của người dân Bahnar.
|
Đồng bào Tây Nguyên quan niệm, cuộc sống sau khi chết mới là cuộc sống thực, do đó họ rất coi trọng và chuẩn bị cho người chết một “cuộc sống mới”, đầy đủ thể hiện qua thế giới tượng nhà mồ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét