DNA (viết tắt của tiếng Anh deoxyribonucleic acid) là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eukaryote), DNA nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các prokaryote khác (archae), DNA không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử DNA đặc thù.
DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Mỗi phân tử DNA bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk DNA;
Cấu trúc phân tử DNA được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử DNA tách tời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
Về mặt hoá học, các DNA được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu.Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base),nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang.Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, C, và G;
Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử DNA sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung)
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi DNA gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử DNA.
Khi DNA tự nhân đôi, 2 chuỗi của DNA mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗi DNA sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử DNA mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra.
Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi DNA bị đứt gẫy hoặc gắn với chuỗi DNA khác. Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp.
Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eukaryote), DNA nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các prokaryote khác (archae), DNA không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử DNA đặc thù.
DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Mỗi phân tử DNA bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk DNA;
Cấu trúc phân tử DNA được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử DNA tách tời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
Về mặt hoá học, các DNA được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu.Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base),nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang.Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, C, và G;
Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử DNA sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung)
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi DNA gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử DNA.
Khi DNA tự nhân đôi, 2 chuỗi của DNA mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗi DNA sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử DNA mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra.
Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi DNA bị đứt gẫy hoặc gắn với chuỗi DNA khác. Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp.
– Anh Phúc không hồi hộp đợi kết quả lắm, vì nghĩ xác suất xảy ra cái điều “không tưởng” kia là vô cùng thấp, thậm chí không có phần trăm nào. Nhưng lúc cầm kết quả xét nghiệm trên tay, anh hoa mắt chóng mặt, rụng rời tay chân khi nhìn thấy dòng chữ: “Không phải cha con”!
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền cho biết, khoảng 90% khách hàng của trung tâm là đàn ông, đến từ mọi miền của đất nước.
100% số này muốn biết đứa con họ đang nuôi/sắp nuôi có phải con thật của mình hay không. Tuy nhiên, kết quả cho thấy có tới 30% các ông bố đi xét nghiệm đang nuôi con hộ người khác!
Bà Nga đã thuật lại rất nhiều câu chuyện đáng nhớ, vui có buồn có mà bà từng gặp khi làm xét nghiệm ADN.
Nuôi con hộ người khác hơn 20 năm
Gia đình anh Phúc là niềm mơ ước của nhiều người đàn ông vì vợ đẹp, con trai ngoài 20 tuổi đang học đại học, kinh tế gia đình rất khá giả. Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên anh Phúc có thời gian rỗi ngồi ngắm nghía kỹ càng khuôn mặt của con trai và phát hiện ra con có nhiều điểm không giống mình. Anh quyết định đi xét nghiệm ADN để kiểm tra.
Anh Phúc không hồi hộp đợi kết quả lắm, vì nghĩ xác suất xảy ra cái điều “không tưởng” kia là vô cùng thấp, thậm chí không có phần trăm nào. Nhưng lúc cầm kết quả xét nghiệm trên tay, anh hoa mắt chóng mặt, rụng rời tay chân khi nhìn thấy dòng chữ: “Không phải cha con”!
Anh Phúc không tin vào mắt mình và đòi xét nghiệm lại. Kết quả trùng nhau. Anh nổi khùng và tự trách mình ngu xuẩn vì đã "bị cắm sừng", nuôi con hộ người khác hơn 20 năm mà không hay biết gì. Anh nhanh chóng ra về để giải quyết với vợ. Không ngờ, sau khi anh tra hỏi, vợ anh đã thú nhận trong thời gian sống với nhau, chị đã từng có lần quan hệ với người đàn ông khác. Anh lập tức ly dị.
Dù rất đau khổ, nhưng anh vẫn nghĩ mình phải có một đứa con ruột. Anh tìm một phụ nữ và bỏ tiền ra thuê cô ta đẻ. Thật may mắn, đứa bé đúng là con trai như anh muốn. Tuy nhiên, do nghi ngờ cô gái đẻ thuê cũng có thể lại quan hệ với một người đàn ông khác gần thời gian với mình, anh Phúc đã lấy cuống rốn của bé đi xét nghiệm ADN với yêu cầu 1 ngày phải có kết quả (giá cao gấp 5 lần). Khi cầm kết quả trên tay, anh mừng rơn và yên tâm mang con về nuôi. Hiện giờ, bé đã được 2 tuổi.
Tuy nhiên, cũng không phải người đàn ông nào khi nhận được kết quả là cha con thật cũng tỏ ra vui mừng, tạo ra nhiều cảnh tức cười.
Trường hợp của chị Thu là một ví dụ. Chị Thu mới ngoài 20 tuổi nhưng cặp bồ với một đại gia đã có gia đình và 3 con gái. Đại gia này rất mong chị Thu sinh cho ông một đứa con trai, vì ông đang quá mong mỏi có thằng cu nối dõi tông đường. Việc này, vợ ông lại không làm được.
Khi chị Thu có bầu, đại gia chưa hết vui mừng thì phát hiện chị Thu bòn rút tiền từ túi của ông để tuồn sang cho... người tình trẻ. Ông bắt đầu nghi ngờ cả cái thai trong bụng chị. Tuy nhiên, ông không "cả giận mất khôn", đợi chị Thu sinh con xong thì ông đưa cả... cậu bồ trẻ kia của chị Thu đến xét nghiệm ADN cùng với đứa bé.
Vừa đợi kết quả, ông vừa chắp tay khấn lẩm nhẩm: ”Cầu trời cho nó đúng là con mình!”. Nhưng trời không chiều lòng người. Nghịch cảnh ở chỗ, cậu bồ trẻ lại không mặn mà với đứa nhỏ, làm đại gia dù... tiếc đứt ruột cũng vẫn phải quay đi.
Tương tự với đại gia này, có những đại gia khác 3 lần đến xét nghiệm, mỗi lần mang theo 1 đứa con rơi theo nhưng kết quả ông chẳng là cha của đứa trẻ nào. Ngược lại, có ông may mắn đến nỗi cả 3 đứa con rơi đều là con ruột của mình!
Giúp bạn, phát hiện ra … con giả của mình!
Có nhiều nguồn cơn đẩy các ông bố mang con đi xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, theo thông tin bà Nga tiết lộ thì lý do phổ biến nhất là do phát hiện vợ ngoại tình, dẫn đến nghi ngờ mọi thứ, hoặc nhìn con không giống mình. Tuy nhiên, có những người vì giúp người khác nên mới phát hiện ra sự thật khủng khiếp.
Bà Nga kể về một trường hợp ngoài sức tưởng tượng của bà và đồng nghiệp. Anh Tuân yêu chị Lan nhưng chưa cưới đã có một đứa con. Để thuyết phục gia đình và hợp pháp hóa đứa bé, anh Tuân đã thừa nhận đứa bé là con ruột của mình. Gia đình anh không tin, đòi mang kết quả xét nghiệm ADN về thì mới đồng ý.
Anh Tuân nghĩ ra cách nhờ cậu bạn thân tên Hải đưa con trai của anh Hải đi xét nghiệm, khai tên Tuân và Lan vào tên cha mẹ, sau đó anh sẽ lấy kết quả này mang về cho gia đình xem. Anh Hải vui vẻ nhận lời. Nhưng ngày đi lấy kết quả, chính anh Hải “sốc” vì đứa con anh ôm ấp hàng ngày lại không phải con ruột của mình!
“Cậu ấy đã nhờ tôi gọi điện cho cậu Tuân đến đón về vì sốc quá, không đi đứng được”, bà Nga thuật lại.
Các nhân viên Trung tâm đang làm xét nghiệm ADN |
Làm xét nghiệm ADN cho nhiều người, bà Nga cho biết nhiều khi chính bà cũng không tưởng tượng được thực tế lại có những câu chuyện khó tin đến thế.
Nghi con dâu có quan hệ bất chính suốt thời gian dài với người khác nhưng không có chứng cứ, ông bà Minh quyết định đưa 2 đứa cháu nội đi xét nghiệm ADN. Cả ông bà lẫn con trai (anh Dũng) đều tin chắc chắn đứa lớn 6 tuổi là ruột thịt của mình, còn con gái 2 tuổi chưa chắc của ai.
Vì quá yêu con gái 2 tuổi, anh Dũng thậm chí còn đề nghị trung tâm hãy làm chậm để lâu có kết quả. Anh sợ phải đối mặt với sự thật phũ phàng… Nhưng sau khi xét nghiệm, kết quả là cả 2 đứa đều không phải con anh Dũng!
Nhìn tấm ảnh cô con gái duy nhất trong ví của mình, anh thốt lên: “Tôi đau quá, có thằng đàn ông nào như tôi không?”.
Quá sốc trước sự việc này khó tin, gia đình anh Dũng quyết định thử chéo với ông nội. Kết quả cho thấy anh Dũng đúng là con ông Minh, nhưng 2 cháu bé đều không liên quan đến ông nội!
Khi mang sự việc về gia đình, vợ anh Dũng thản nhiên thừa nhận. Vợ anh tiếp tục tỏ ra là người đàn bà “dũng cảm, có máu mặt” khi đem cả câu chuyện này lên mặt báo để hỏi về chuyện phân chia, bồi thường tài sản, công chăm sóc, v..v...
Những bi kịch xuất phát từ ADN
Đã tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng, bà Nga cho biết phản ứng đầu tiên của các ông bố khi biết sự thật thường rất sốc, rất tiêu cực.
“Họ thường rất hồi hộp khi cầm kết quả. Sau đó có người reo lên vì mình đã “đầu tư đúng chỗ”, có người thần sắc biến đổi, ngồi phịch xuống, gục đầu lên bàn và khóc nức nở. Sau đó là ngấu nghiến chì chiết người đàn bà “vô lương tâm” đã lừa dối cả gia đình, dòng họ”, bà Nga nói.
Có những người từ phòng xét nghiệm đã ra thẳng quán rượu gần đó vì không kiềm chế nổi. Theo kinh nghiệm bán hàng gần trung tâm xét nghiệm ADN, chủ quán rượu đã phải “mời khéo” vị khách đang trong trạng thái bị “kích động” này ra ngoài.
Biết trước khách hàng sẽ có phản ứng tiêu cực nên trước khi lấy mẫu xét nghiệm, trung tâm luôn yêu cầu khách hàng cam kết không gây rối, quấy nhiễu tại trung tâm, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và mọi người xung quanh.
“Bất kể họ có làm gì tôi cũng thông cảm được, bởi họ cũng chỉ muốn giữ được hạnh phúc thật sự. Sự thật đó quả là khó chấp nhận, thậm chí không chấp nhận được. Có nhiều người không chấp nhận nổi sự thật đã nghĩ đến chuyện tự tử”, bà Nga buồn rầu.
Theo thông tin bà Nga cung cấp, bà thường biết diễn biến của gia đình qua lời kể của chính khách hàng. Rất nhiều người đã không thể chung sống tiếp với nhau, nếu cố cũng khó có hạnh phúc.
Tuy nhiên, cũng có những người đàn ông dù biết sự thật vẫn chung sống với vợ, con, giấu kín chuyện “động trời” này và cho vợ một cơ hội để làm lại.
* Tên các nhân vật đã được thay đổi
* Tên các nhân vật đã được thay đổi
- Cẩm Quyên
Alan Newton được ra tù sau khi có kết luận thử ADN, anh không có tội. |
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 6 năm 1984, khi Alan Newton, nhân viên một ngân hàng ở New York, bị cơ quan công tố buộc tội đã cưỡng bức một phụ nữ tại một tòa nhà bỏ hoang ở quận Bronks.
Năm 1985 anh bị đưa ra tòa và bị kết án 40 năm tù. 10 năm sau, năm 1994, theo lời khuyên của họ hàng và các luật sư, anh viết đơn gửi tòa phúc thẩm đề nghị tiến hành xét nghiệm ADN.
Nhưng hồi đó, tòa phúc thẩm đã bác đơn của anh. Tuy nhiên, anh không nản chí và tiếp tục đấu tranh cho sự vô tội của mình.
Mãi đến năm ngoái đơn mới được chấp nhận. Hai phòng thí nghiệm riêng rẽ đã tiến hành xét nghiệm ADN độc lập với nhau và đều khẳng định Alan Newton không phạm tội cưỡng bức. Nhờ vậy anh đã được trả tự do.
Đây không phải lần đầu tiên một tù nhân ở Mỹ được minh oan sau khi xét
nghiệm ADN. Kể từ khi phương pháp xét nghiệm ADN được áp dụng trong quá trình điều tra và xét xử tại 32 bang ở Mỹ, đã có 181 người được minh oan.
Người đầu tiên được hưởng thành quả y học này là anh Wilton Dadge, một tù nhân ở bang Florida. Năm 1982, anh bị kết án tù chung thân vì bị buộc tội cưỡng bức bé gái vị thành niên.
nghiệm ADN. Kể từ khi phương pháp xét nghiệm ADN được áp dụng trong quá trình điều tra và xét xử tại 32 bang ở Mỹ, đã có 181 người được minh oan.
Người đầu tiên được hưởng thành quả y học này là anh Wilton Dadge, một tù nhân ở bang Florida. Năm 1982, anh bị kết án tù chung thân vì bị buộc tội cưỡng bức bé gái vị thành niên.
Ngay từ năm 1988 anh đã yêu cầu được xét nghiệm ADN nhưng cũng bị từ chối. Mãi đến năm 1994, sau 12 năm ngồi tù, yêu cầu của anh mới được thỏa mãn.
Và kết quả xét nghiệm cho thấy anh vô tội. Anh được trả tự do với khoản tiền bồi thường là 2 triệu dollars.
Ngọc Thoa
Theo News.ru
Cuộc chiến ADN tìm con trai tỷ phú Mỹ
Để xác định con của tỷ phú Larry Hillblom trong số 8 cậu bé ở Đông Nam Á (có Nguyễn Bé Lory), cần phân tích ADN. Tuy nhiên, ông Larry đã chết mất xác, những gì liên quan đến nhà tỷ phú này cũng biến mất một cách kỳ lạ.
Năm 1998, việc phân tích ADN để xác định trong 8 cậu bé xem ai là con thật của tỷ phú Larry Hillblom là một trong những cuộc chiến pháp lý lớn nhất trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ. Muốn xác định điều này cần phải có ADN của ông tỷ phú hoặc cha mẹ. Ông chết mất xác, người thân duy nhất là mẹ ông lại bất hợp tác.
Ở Mỹ, nơi ông đã lớn lên và sinh sống, các dấu vết của người tỷ phú lãng mạn này cũng không còn, dù là một sợi tóc. Các vật dụng cá nhân như quần áo, thậm chí dao cạo râu của ông Larry cũng biến mất một cách kỳ lạ.
Ngay tại các bệnh viện ở California, Saipan mà ông Larry từng đến chữa bệnh hoặc nhổ răng cũng không còn lưu giữ được gì. Những chiếc xe hơi đắt tiền ông Larry từng sử dụng tại Mỹ cũng được rửa sạch sẽ bằng hóa chất, vô trùng từ trong ra ngoài hết sức kỹ lưỡng.
Luật sư đại diện các gia đình các em bé đòi quyền thừa kế thuê hàng loạt thám tử vào cuộc. Tuy nhiên, dù họ có giỏi bới lông tìm vết, soi mói khắp những ngóc ngách mà họ nghi ngờ tỷ phú Larry đã từng đến thì cũng không phát hiện được dấu vết gì. Trong khi đó, hồ sơ vụ kiện đã chồng chất, mỗi đứa bé đòi quyền thừa kế đều có cả chục luật sư đại diện, còn tổ chức quản lý di sản của tỷ phú Larry cũng thuê gần 100 luật sư để đấu tranh, bảo vệ tài sản cho gia đình ông Larry và tổ chức nghiên cứu y khoa Đại học California.
Đến cuối năm 1998, sau rất nhiều lần luật sư hai bên ngồi vào bàn thương thảo, vận động, mẹ ông Larry mới cho lấy mẫu xét nghiệm ADN. Kết quả chỉ có 4 trong 8 đứa trẻ mới chính thức là máu mủ của ông Larry Hillblom, gồm Nguyễn Bé Lory. Nếu đồng ý, bốn đứa trẻ sẽ được hưởng bước đầu 300 triệu USD nhưng phải đóng thuế lợi tức và thuế Liên Bang gần 180 triệu USD. Tổ chức nghiên cứu y khoa California nhận được 200 triệu USD, miễn các loại thuế.
Phần tài sản còn lại để vào trương mục của các ngân hàng, sau đó sẽ rút ra cấp phát tiếp. Tuy nhiên, luật sư đại diện cho bốn đứa trẻ đều không chấp nhận.
Sau rất nhiều tranh cãi, thương thảo và cả những cuộc "đi đêm" bí mật, cuối cùng cả hai bên đi đến thống nhất sau khi trừ chi phí, Nguyễn Bé Lory sẽ nhận được 40 triệu USD nhưng đến lúc đủ 18 tuổi mới được nhận số tài sản kếch xù trên. Theo quy định, cô Nguyễn Thị Bé mỗi tháng đều đến nhà băng nhận 5.000 USD để nuôi con chờ đến ngày Lory đủ tuổi trưởng thành.
Qua tính toán của các nhà tài chính Hoa Kỳ, khi Nguyễn Bé Lory đủ tuổi lãnh tiền thì cộng thêm số lãi có thể sẽ được khoảng 60 triệu USD. Đó là chưa kể số tiền còn lại của cha mình mà Lory được tiếp nhận khi tổ chức quản lí di sản của tỷ phú Larry Hillblom giải ngân.
Năm 2004, một trong bốn đứa con rơi của tỷ phú Larry Hillblom là cậu anh cả Larry Junior Hillblom đủ tuổi và đã nhận được số tiền thừa kế của mình. Trường hợp của Nguyễn Bé Lory và Jellian Cuatero đến năm 2012 sẽ được nhận. Riêng cậu em út Mercedita Feliciano sẽ được nhận một năm sau đó. Trước đó, tổ chức quản lý di sản của tỷ phú Larry Hillblom cũng đã giải ngân 50 triệu USD cho quỹ nghiên cứu y khoa Califoronia.
Đầu năm 1999, các luật sư đại diện cho mẹ con cô Nguyễn Thị Bé bay đến Việt Nam làm hộ chiếu phổ thông cho cô và các con (bé Lory và bé Nhung) sang Singapore du lịch để ăn mừng thắng lợi trong vụ kiện. Tuy nhiên, đây chỉ là "động tác" của các luật sư. Máy bay vừa hạ cánh ở Singapore, ngay lập tức mẹ con cô Bé được đưa lên một chiếc máy bay khác mà họ đã book vé trước và tính toán chi tiết đến từng giờ để đưa mẹ con cô bé sang Washington, D.C.
Mặc dù nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp nhưng sau đó cô Bé cùng Lory và bé Nhung nhanh chóng được nhập quốc tịch Mỹ và được đưa về sinh sống ở một địa điểm thuộc thị trấn duyên hải miền Đông nước Mỹ mà địa danh không được tiết lộ.
Mẹ con cô Bé cũng nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng rất nhanh. Lory đã học xong lớp 7, còn bé Nhung đã học tới lớp 5 tại một ngôi trường trong thị trấn mà họ cư ngụ.
Theo ông Mười Thân (cha cô Bé), Lory và Nhung vẫn trò chuyện được bằng tiếng Việt tuy phát âm còn lơ lớ do đã sang Mỹ sinh sống từ nhỏ. Cũng theo ông Mười Thân, trong chuyến trở về Việt Nam năm ngoái, cô Bé còn mang theo một bé trai tóc vàng, mắt xanh rất kháu khỉnh, chưa tròn một tuổi mà cô Bé khoe với cha là con trai của mình. Cậu bé này có tên Việt Nam là Xuân.
Để xác định con của tỷ phú Larry Hillblom trong số 8 cậu bé ở Đông Nam Á (có Nguyễn Bé Lory), cần phân tích ADN. Tuy nhiên, ông Larry đã chết mất xác, những gì liên quan đến nhà tỷ phú này cũng biến mất một cách kỳ lạ.
Năm 1998, việc phân tích ADN để xác định trong 8 cậu bé xem ai là con thật của tỷ phú Larry Hillblom là một trong những cuộc chiến pháp lý lớn nhất trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ. Muốn xác định điều này cần phải có ADN của ông tỷ phú hoặc cha mẹ. Ông chết mất xác, người thân duy nhất là mẹ ông lại bất hợp tác.
Ở Mỹ, nơi ông đã lớn lên và sinh sống, các dấu vết của người tỷ phú lãng mạn này cũng không còn, dù là một sợi tóc. Các vật dụng cá nhân như quần áo, thậm chí dao cạo râu của ông Larry cũng biến mất một cách kỳ lạ.
Ngay tại các bệnh viện ở California, Saipan mà ông Larry từng đến chữa bệnh hoặc nhổ răng cũng không còn lưu giữ được gì. Những chiếc xe hơi đắt tiền ông Larry từng sử dụng tại Mỹ cũng được rửa sạch sẽ bằng hóa chất, vô trùng từ trong ra ngoài hết sức kỹ lưỡng.
Luật sư đại diện các gia đình các em bé đòi quyền thừa kế thuê hàng loạt thám tử vào cuộc. Tuy nhiên, dù họ có giỏi bới lông tìm vết, soi mói khắp những ngóc ngách mà họ nghi ngờ tỷ phú Larry đã từng đến thì cũng không phát hiện được dấu vết gì. Trong khi đó, hồ sơ vụ kiện đã chồng chất, mỗi đứa bé đòi quyền thừa kế đều có cả chục luật sư đại diện, còn tổ chức quản lý di sản của tỷ phú Larry cũng thuê gần 100 luật sư để đấu tranh, bảo vệ tài sản cho gia đình ông Larry và tổ chức nghiên cứu y khoa Đại học California.
Đến cuối năm 1998, sau rất nhiều lần luật sư hai bên ngồi vào bàn thương thảo, vận động, mẹ ông Larry mới cho lấy mẫu xét nghiệm ADN. Kết quả chỉ có 4 trong 8 đứa trẻ mới chính thức là máu mủ của ông Larry Hillblom, gồm Nguyễn Bé Lory. Nếu đồng ý, bốn đứa trẻ sẽ được hưởng bước đầu 300 triệu USD nhưng phải đóng thuế lợi tức và thuế Liên Bang gần 180 triệu USD. Tổ chức nghiên cứu y khoa California nhận được 200 triệu USD, miễn các loại thuế.
Phần tài sản còn lại để vào trương mục của các ngân hàng, sau đó sẽ rút ra cấp phát tiếp. Tuy nhiên, luật sư đại diện cho bốn đứa trẻ đều không chấp nhận.
Sau rất nhiều tranh cãi, thương thảo và cả những cuộc "đi đêm" bí mật, cuối cùng cả hai bên đi đến thống nhất sau khi trừ chi phí, Nguyễn Bé Lory sẽ nhận được 40 triệu USD nhưng đến lúc đủ 18 tuổi mới được nhận số tài sản kếch xù trên. Theo quy định, cô Nguyễn Thị Bé mỗi tháng đều đến nhà băng nhận 5.000 USD để nuôi con chờ đến ngày Lory đủ tuổi trưởng thành.
Qua tính toán của các nhà tài chính Hoa Kỳ, khi Nguyễn Bé Lory đủ tuổi lãnh tiền thì cộng thêm số lãi có thể sẽ được khoảng 60 triệu USD. Đó là chưa kể số tiền còn lại của cha mình mà Lory được tiếp nhận khi tổ chức quản lí di sản của tỷ phú Larry Hillblom giải ngân.
Năm 2004, một trong bốn đứa con rơi của tỷ phú Larry Hillblom là cậu anh cả Larry Junior Hillblom đủ tuổi và đã nhận được số tiền thừa kế của mình. Trường hợp của Nguyễn Bé Lory và Jellian Cuatero đến năm 2012 sẽ được nhận. Riêng cậu em út Mercedita Feliciano sẽ được nhận một năm sau đó. Trước đó, tổ chức quản lý di sản của tỷ phú Larry Hillblom cũng đã giải ngân 50 triệu USD cho quỹ nghiên cứu y khoa Califoronia.
Đầu năm 1999, các luật sư đại diện cho mẹ con cô Nguyễn Thị Bé bay đến Việt Nam làm hộ chiếu phổ thông cho cô và các con (bé Lory và bé Nhung) sang Singapore du lịch để ăn mừng thắng lợi trong vụ kiện. Tuy nhiên, đây chỉ là "động tác" của các luật sư. Máy bay vừa hạ cánh ở Singapore, ngay lập tức mẹ con cô Bé được đưa lên một chiếc máy bay khác mà họ đã book vé trước và tính toán chi tiết đến từng giờ để đưa mẹ con cô bé sang Washington, D.C.
Mặc dù nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp nhưng sau đó cô Bé cùng Lory và bé Nhung nhanh chóng được nhập quốc tịch Mỹ và được đưa về sinh sống ở một địa điểm thuộc thị trấn duyên hải miền Đông nước Mỹ mà địa danh không được tiết lộ.
Mẹ con cô Bé cũng nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng rất nhanh. Lory đã học xong lớp 7, còn bé Nhung đã học tới lớp 5 tại một ngôi trường trong thị trấn mà họ cư ngụ.
Theo ông Mười Thân (cha cô Bé), Lory và Nhung vẫn trò chuyện được bằng tiếng Việt tuy phát âm còn lơ lớ do đã sang Mỹ sinh sống từ nhỏ. Cũng theo ông Mười Thân, trong chuyến trở về Việt Nam năm ngoái, cô Bé còn mang theo một bé trai tóc vàng, mắt xanh rất kháu khỉnh, chưa tròn một tuổi mà cô Bé khoe với cha là con trai của mình. Cậu bé này có tên Việt Nam là Xuân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét