NGAY QUOC TE THIEU NHI,COI ANH TRE EM

lamduoanh.blogspot: ANH TRE EM

THI TÚ TÀI
(DƯỚI CON MẮT NHÌN DÂN DÃ )


Thế là xong một cuộc thi lớn trong đời học sinh,sau bao vật vã,lo toan căng thẳng.Chị chàng nhà ta mất ăn mất ngủ bao ngày qua,biết bao những cơn mơ hãi hùng và bao nhiêu nước mắt?giờ tạm xả stress nghỉ ngơi mấy ngày,rồi lại ôn thi đại học.Chị chàng đã lội qua không biết cơ man nào là vấn đề mang tầm vi mô và vĩ mô.


Đọc qua những kiến thức ở lớp 12 mới thấy con cháu chúng ta giỏi thật,uyên bác vô cùng ...!?

Đọc tên các thí sinh vào phòng thi
Các chị chàng phải biết toán học cao cấp vi tích phân,khảo sát hàm số bậc 4...Nhưng tính chưa rành chợ búa!


Phải biết các phản ứng của các chất hữu cơ, chất này pha với chất kia cho chất nọ,các chị chàng có thể tính chính xác bao nhiêu gram những chất tạo ra...Nhưng không biết phải cần bao nhiêu nước mắm,đường,ớt,tỏi,nước chanh để được một bát nước mắm cho món bún thịt nướng thơm phức!

thí sinh làm bài thi
Phải biết thuyết tiến hóa,gen đột biến,nhiễm sắc thể,lai cải tiến giống,gen lặn gen chìm...Nhưng không biết làm thế nào để khỏi ...mang thai!

Phải biết hiệu điện thế dao động ra sao,bản chất của sóng ánh sáng là gì,chu kỳ bán rã của chất phóng xạ ,phản ứng hạt nhân nguyên tử,khối lượng electron...và với vô vàn những khái niệm tần số,bước sóng,vận tốc sóng truyền,phải biết ảnh của một vật qua kính hiển vi là ảnh gì,cùng chiều hay trái chiều...mà cả đời chưa thấy cái kính hiển vi ra sao,kiến thức thật bao la,nhưng không biết thay cái bóng đèn néon!



Phải biết cái hay,cái tính nghệ thuật của một bài văn thơ,mà đọc hoài chả biết tác giả nói gì,cảm nhận không nổi!phải biết Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời thơ ca của Lui Aragông xa xôi nào đó!phải biết Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm hay,tuyệt ra sao mà không biết sông Đuống ở đâu?(chắc ở Việt Nam?),lưỡi lê dài sắc máu là cái gì?...mà không hát nổi một bài ru em?



Giám thị ký tên vào bài thi


Phải biết chiến dịch Điện Biên,chiến dịch biên giới Thu Đông có bao nhiêu quân địch tử vong,phải nhớ cả ngày để làm đám giỗ...cho chúng!kinh tế Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển ra sao?...Chị chàng có bao giờ nghe súng nổ bên tai đâu,tuổi teen của chị chàng có biết ăn độn cơm khoai là gì?mà phải biết kinh tế của các nước trên thế giới này phát triển ra sao,cụ thể chi tiết từng năm?có biết bố mẹ kiếm được bao nhiêu tiền để cho chị chàng ăn học!vào internet nghe nhạc online!?


Trình độ ngoại ngữ của chị chàng hơn khối tiến sĩ mua bằng,hơn đám cử nhân tại chức,suốt ngày mời thầy... đi nhậu!mà tiếng mẹ đẻ còn sai lên sai xuống!không nói được một câu cho có...tình cảm !?


Ôi thật bao la,biết bao kiến thức nhồi nhét vào đầu con trẻ mà sao con cái chúng ta giỏi thật!?cứ thi,cứ đậu gần 100% mới tài?


Sau khi thi xong,việc đầu tiên là ngủ,sau đó dẹp hết các tài liệu văn sử(công dân,địa lý vứt lâu rồi), quăng vào sọt rác những nỗi ám ảnh triền miên,vì chị chàng,vì thầy cô dạy bộ môn hay vì chương trình?cương quyết đoạn tuyệt mà không hề vương vấn! ôi!giáo dục bây giờ tan tác về đâu?(thơ Hoàng Cầm)


Không biết sau này chị chàng làm gì?
Nhưng thấy chị chàng phơi phới lắm!


Chị chàng sung sướng như mới cày xong thửa ruộng! (Tố Hữu)



ghi chú:chữ mầu xanh liên quan đến những câu hỏi của kỳ thi tú tài 2008

TIN NÓNG,TIN NÓNG!

sau khi đăng bài THI TÚ TÀI được ba ngày thì nhận được tin HỌC SINH KHÔNG CÒN PHẢI HỌC THUỘC LÒNG trên Dân trí điện tử.Đàn em của chị chàng khỏe hơn rồi đó!



CÔNG TRÌNH CHỢ BANMETHUOT

PHẦN 1:LỄ KHỞI CÔNG
PHẦN 2:ĐỔ TẤM SÀN ĐẦU TIÊN

NGÀY 19-5 :LỄ KHỞI CÔNG CHỢ BANMETHUOT

Vài nét về dự án chợ BMT:Chợ BMT là công trình của các cựu học sinh trường trung Học Tổng Hợp BMT niên khóa 1968-1975 đầu tư .

QUY MÔ DỰ ÁN:
-Tổng mức đầu tư dự án:275 tỷ.
-Theo thiết kế,chợ trung tâm Thành phố BMT là chợ cấp I,bao gồm hai khối nhà,liên kết nhau qua hệ thống cầu vượt có mái che do CT TNHH TƯ VẤN LONG VIỆT thiết kế.Đơn vị thi công:CT TNHH NGUYỄN HƯNG.
-Tổng diện tích đất xây dựng:13.083,40 m2.Tổng diện tích xây dựng:62.150m2,gồm 2 khu chợ C và B.Có tất cả 5 tầng.
-Về công suất: chợ phục vụ nhu cầu kinh doanh cho trên 1200 hộ,đáp ứng nhu cầu giao thương và khách tham quan du lịch cho khoảng 10.000 người ra vào mỗi ngày.
-Trang thiết bị tiện nghi hiện đại,và an toàn tuyệt đối.
-Tiến độ xây dựng:dự kiến năm 2010 hoàn thành,nhưng có thể đưa vào sử dụng theo từng giai đoạn trước.

Chợ BMT nhìn từ góc đường Y JUT-QUANG TRUNG
Chợ BMT nhìn từ đường Nguyễn Công Trứ
Chợ BMT nhìn từ đường Nơ Trang Long
Giám đốc CT Cổ Phần Đầu Tư và Kinh Doanh Chợ Trần Văn Tam khai mạc buổi lễ
Cắt băng khánh thành động thổ
GĐ Tam tự tin giữa vòng vây HOA rực rỡ?
Các Thầy trò tham gia buổi lễ:L Dũng,Việt,Thầy Võ Ngọc Lô,N Đình Hòa

Quan khách dự lễ



Toàn cảnh buổi lễ động thổ,qui mô hoành tráng
Những người tiên phong,sáng lập CT chợ BMT
Toàn thể các bạn cựu HS BMT về dự lễ(bấm vào ảnh để coi rõ hơn)
Tây Nguyên tràn đầy sức sống,hấp dẫn,khát khao rực lửa!
Vậy còn chờ gì nữa mà không Về với Tây Nguyên đi ,các bạn ơi!

Một số hình ảnh bên lề buổi lễ

Thầy coi ngày giờ quá kỹ,lễ cúng động thổ lúc 3 giờ sáng,trời còn tối thui!
CT HĐQT Nguyễn Đình Hòa bắt tay với Tổng GĐCT Trần Văn Tam :
-Chú Tam này!buổi lễ đã thành công tốt đẹp,đầu xuôi đuôi lọt rồi.Chú ráng quan hệ địa phương cho tốt, tổ chức thi công cho trên tinh thần tiết kiệm,an toàn,hiệu quả nhe,anh ở xa nên đặt hết tin tưởng vào chú đó!
-Hehehe...chuyện nhỏ...!
Thi công mà thiếu nón bảo hộ lao động là không an toàn đâu nhe!
Các em Tây Nguyên đang biểu diễn văn nghệ hấp dẫn quá xá!Ng Ngọc Hà bay lên chụp hình liền,Tự nhiên như...ở Mỹ!
Trong buổi liên hoan chào mừng,Thầy Võ Ngọc Lô thấy mình trẻ lại như...(ba lần) hai mươi,góp vui vài điệu nhảy với đàn em

Đổ tấm sàn đầu tiên
Ngày 19/01/2009,công trình chợ BMT đổ tấm sàn đầu tiên với diện tích 1.700m2(mới chỉ 1/6 diện tích mặt bằng so với thiết kế).
Khối lượng beton là 500m3,nên thời gian đổ kéo dài liên tục từ 9 giờ sáng đến 5 giờ sáng ngày hôm sau (20 giờ)

Các công nhân trên công trường hết sức khẩn trương
Ban giám đốc,Hội đồng quản trị chợ BMT và các bạn có mặt trên công trường...

Kiểm tra trước khi cho đổ beton

Beton tươi được xe bồn chở liên tục,đổ vào máy bơm và máy phun beton lên sàn
Theo dõi tiến độ.

CHỢ TÌNH


Hơn 40 năm nay,người phụ nữ này luôn vượt hơn 20km đến phiên chợ tình Khau Vai.
(Hãy tưởng tượng rằng 40 năm trước,bà là người con gái đẹp,dám yêu và tình yêu đó không hề phôi pha trong lòng bà,cám ơn một tập tục rất đẹp của con người đã cho họ gặp nhau mỗi năm một lần và nghĩ rằng thời gian đã trôi qua nhanh,tàn phá tất cả,để chỉ còn hoài niệm cho riêng mình.Con người vật chất sẽ về với cát bụi,tình cảm mãi mãi thăng hoa.
Xem hình này ,thật xúc động và xin phép TTCT copy lại,cho bạn chiêm nghiệm lại tình yêu của mình...với người xưa ấy!?)

Khắc khoải chợ tình
Điệu khèn tặng “người ấy”
TTCT - Chuyện kể rằng ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau nhưng thuộc hai dân tộc khác nhau nên gia đình, cộng đồng đôi bên đều ngăn cấm. Họ dắt nhau chạy trốn đến tận Khau Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) nhưng cũng không thoát sự truy đuổi. Để tránh xung đột giữa hai cộng đồng sắp nổ ra, đôi bạn trẻ quyết định chia tay. Cuộc chia tay trong nước mắt với lời hẹn ước mỗi năm gặp lại nhau một lần tại Khau Vai...
Từ đó, mỗi năm một lần đôi bạn trẻ lại vượt núi băng rừng, người từ Hà Giang, người từ Cao Bằng về lại Khau Vai để gặp nhau. Chuyện tình ấy thấu động đến trời nên khi chết họ được trời đón về, giao chăm sóc những đôi tình nhân dang dở. Mỗi năm một lần hai vị ấy lại về ngự ở Khau Vai đúng vào ngày 27-3 âm lịch để tổ chức cho những cặp tình nhân dang dở gặp nhau.
Chợ tình năm có một phiên

Người ơi đến đó đừng quên lối về
1. Ông lão Lầu Chứ Dính bước đi khật khưỡng, ông mệt lắm rồi. Cả ngày, rồi đêm hôm qua ông vác cây khèn đi tìm “người con gái ấy” mà ông đã trót yêu hơn 40 năm trước. Chiều hôm qua lúc gặp tôi, ông hào hứng múa khèn thổi tặng một bài rồi còn hẹn: “Nếu gặp bạn gái, tớ sẽ thổi khèn tặng cô ấy cho các cậu chụp ảnh”. Sáng nay cây khèn để lại, thay vào cây khèn ông mua đôi dép cầm trên tay đi tìm bạn. Ông Dính lại khật khưỡng đi tiếp, gặp người phụ nữ nào ông cũng nhìn vào tận mặt như sợ bỏ sót mất bạn mình. Cầu mong cô ấy còn đến được để ông được gặp, được nhìn thấy, trò chuyện vài câu rồi tặng cô ấy đôi dép. Đôi chân “người con gái ấy”, như ông, chắc cũng yếu lắm rồi, cần có đôi dép để vượt qua bao núi đá trên lối về.
Bản Khau Vai - “vương quốc tình yêu”
Ở một căn lều nhỏ dưới sườn núi giáp chân chợ tình có sáu người đàn ông đang lặng lẽ uống rượu. Người già nhất là ông Giàng Mí Hờ, 59 tuổi nhưng trông ông đã già lắm. Cuộc vật lộn vì mưu sinh trên cao nguyên đá này khiến người ta sớm cằn cỗi. Năm người bạn nhiều lứa tuổi của ông cũng đều sớm già. Họ cùng ngồi đây vì đều là “nô lệ” của thần tình ái núi Khau Vai.
Năm nào cũng vậy, đến ngày này, ngày thần mở hội là họ phải đến, không đi không được. 43 năm trước chàng trai 16 tuổi Giàng Mí Hờ trúng phải mũi tên tình ái. Vì còn trẻ quá chàng phải vâng lời bố mẹ. Lúc nghe tin bạn gái bị người ta kéo về làm vợ, anh đã khóc. Điều duy nhất họ có thể làm được là mỗi năm lại về hội Khau Vai để gặp nhau. Năm vừa qua mưa gió không thuận, mùa màng thất bát, nhà cô ấy gặp nhiều khó khăn, ông xót xa lắm. “Giá còn trai trẻ mình quyết tranh giành cô ấy”.
Người bạn của ông chắc cũng đã da mồi tóc bạc, có cháu nội ngoại nhưng qua giọng ông kể thì như mãi không già. Ngồi cạnh ông, Vàng Mí Ly kém ông 21 tuổi gật gù, ngẫm nghĩ từng lời tâm sự của ông bạn già. Anh cũng giống ông, cũng đang xót xa cho người bạn gái. Họ cũng quen nhau từ hồi 16 tuổi. Cũng như ông Hờ, anh đã khóc khi cô ấy lấy chồng. Sáng nay gặp nhau nhưng không trò chuyện được câu nào. Đứng từ xa nhìn nhau thôi. Năm nay nhà cô ấy thiếu ăn, chồng con yếu đau liên miên, hai vợ chồng không hạnh phúc... “Nhìn nhau một tí thôi, không dám đứng lâu, sợ cô ấy thêm khổ”.
Điệu khèn trong đêm chợ tình .Còn có những người đàn ông không nhập vào cuộc rượu nào, lặng lẽ ngồi một mình không chia sẻ với ai, tự mình gặm nhấm nỗi buồn, nỗi xót xa mà cuộc đời bạn họ phải gánh chịu. Tôi gặp một người như thế nơi dốc chợ, hỏi anh đã gặp bạn chưa, anh khe khẽ gật đầu rồi lại ngồi im nhìn về xa xăm.
“Một nửa lung linh” của những người đàn ông si tình cũng đến chợ đông lắm. Rất ít trong số những người phụ nữ đi tìm bạn tình cũ có thể còn được gọi là đẹp. Hay cũng có thể nói “ngày xưa họ đẹp”. Cuộc sống nhọc nhằn vùng cao đã trút lên đôi vai gầy guộc bao nỗi nhọc nhằn. Tuổi xuân của họ ngắn ngủi vô cùng. Mới 35-40 tuổi họ đã sạm đi, cằn cỗi, tất tả lo toan cho lớp cháu chắt nội ngoại. Nhưng dù thế nào đi nữa không ai bắt được họ quên đi ánh mắt si mê đầu tiên, nhất là họ vẫn có quyền được nhận, một năm dù chỉ một lần.
Chiều 26-3 âm lịch, tôi “đột nhập” vào một nhóm sáu bà đến chợ tình Khau Vai. Bà Nung Thị Phung hơn 60 tuổi, chị cả của nhóm, đã có hơn 40 năm đến chợ. Năm nào cũng vậy, không bỏ được dù phải vượt hơn 20km đường rừng từ Đức Hạnh (Bảo Lâm, Cao Bằng) sang đến đây. Hỏi đến những “người bạn” trong phiên chợ này các bà chỉ cười, đôi mắt nhăn nheo chợt lấp lánh những tia sáng ấm áp.
Hơn 40 năm nay người phụ nữ này luôn vượt hơn 20km đến phiên chợ tình Khau Vai.

Sáng 27, ngày chính phiên, tôi gặp bà Giàng Thị Sung hơn 60 tuổi ngơ ngác đi tìm bạn. Bà than “chợ năm nay đông quá, chen mãi mà không tìm được ông ấy” và điều bà lo nhất là “liệu ông ấy có ốm đau gì không”.
2. Người ta đồn... người ta đồn... người ta đồn... Bao chuyện được thêu dệt quanh khu chợ tình Khau Vai. Suốt đêm 26-3 âm lịch - đêm chính của những cuộc tình, tôi được hai bạn trẻ người Mông giúp đỡ đưa đi mục sở thị cả mấy dãy đồi quanh khu chợ tình, để rồi... thất vọng.
Với những gì được chứng kiến có lẽ tôi có thể nói rằng chợ tình Khau Vai không có hoặc rất hiếm có sắc màu tính dục. Sự cho và nhận thuần khiết là những lời tâm sự về cuộc sống, trao gửi cho nhau câu hát, điệu khèn và cả những chén rượu sóng sánh, thế thôi. Có lẽ chính vì sự thuần khiết ấy mà những câu chuyện tình có đủ sức sống mấy mươi năm, và phiên chợ tình này tồn tại được và quyến rũ tất cả mọi người.
Trưa ngày tan chợ, trên dốc đứng tôi chứng kiến một người đàn ông không dưới 60 tuổi vừa đi vừa ngã. Ông say, điều ấy là chắc chắn, ông còn gằn hắt và dỗi vợ. “Người ấy” của ông chắc gặp nhiều khổ đau và có thể cũng như ông lão Giàng Mí Hờ đang đau đớn tự trách mình: sao ngày xưa không đủ dũng cảm để giành giật, để được che chở người ấy. Vợ ông nhẫn nại nghe ông mắng oan, nhẫn nại đỡ ông, dù không ít lần ông hất tay bà ra.
Bà không giận ông bởi bà biết ông đang ghét không phải bà mà là rất ghét, rất giận chính mình. Bà cũng hiểu một điều cả năm chỉ một ngày hôm nay ông như thế. Bà ngồi lặng, thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ lên vai ông chồng đang gục đầu xuống hai cánh tay. Ông say vì mấy chén rượu mới uống hay đang buồn cho cảnh ngộ người bạn gái mà ông vừa gặp lại, hay một chút áy náy, ngại ngùng với bà..., cũng có thể vì tất cả.
Năm nào cũng vậy, bà đều theo chồng vượt sông Nho Quế, vượt ba dãy núi từ Bảo Lâm (Cao Bằng) sang đây dự chợ tình, để ông ấy được gặp người cũ. Mấy chục năm chưa một lần bà đòi hay tò mò xem mặt bạn cũ của chồng nhưng bà vẫn đi cùng ông, nhẫn nại đợi ông, để vỗ về an ủi ông như những lúc này. Lát nữa thôi họ sẽ lại cùng nhau vượt núi trở về. Ông sẽ trở lại là người chồng, người cha mẫu mực suốt cả một năm dài cho đến ngày này sang năm... trở lại Khau Vai với nỗi khắc khoải khôn cùng.
Người phụ nữ này năm nào cũng cùng chồng vượt núi băng rừng từ Cao Bằng đến Khau Vai để ông gặp lại người xưa
Không thể chia sẻ được cùng ai
Miếu Ông, miếu Bà ở Khau Vai những ngày này nghi ngút khói hương. . Chắc chắn nhiều người trong số những người dâng hương - trong đó có tôi - thầm ước: Giá quê mình cũng có một phiên chợ như Khau Vai để được buồn, được khổ, được quặn đau đi tìm “người xưa ấy”.



Người phụ nữ này năm nào cũng đưa chồng vượt núi băng rừng từ Cao Bằng đến Khau Vai để ông gặp lại người xưa

NHÀ TÔI

TÔI ĐI TÌM NHÀ TÔI (bấm chuột vào ảnh để xem rõ hơn)

Lang thang trên internet,chẳng có mục đích gì.Vào http://earth.google.com/ du lịch chơi khắp thế gian mà không tốn tiền,Tôi đi tìm nhà tôi.

Nước VN quá nhỏ bé trên bản đồ thế giới.Đầu tiên Saigon xuất hiện bằng một chấm đỏ trên bản đồ
Sau đó cho lớn dần lên,chấm mũi kim vào chính xác vào vị trí nhà(mũi kim màu đỏ)

Cho bản đồ lớn thêm,xác định đương Cộng Hòa,đường Trường Chinh

Lớn tới đây,còn rõ,vẫn có thể lớn hơn nữa .Phía trước có 2 cây xoài,sân thượng nhỏ.Phía sau có sân thương lớn hơn,mái ngói màu nâu đen.
Sau đó vào http://www.1650km.com/ để xem bản đồ vẽ TP,vị trí nhà được đánh dấu sao màu đỏ.

Bạn thử tìm nhà mình xem ?
Xích
lên một chút là xưởng cơ khí CNC của bạn.Có diện tích khoảng 900m2 , mặt tiền nhiều hơn mặt hậu,bạn thấy rõ mái tôn bị cắt xéo vì bị giải tỏa làm đường,(mất chút xíu mà được rất nhiều).Do ở cuối đường bay của phi trường TSN nên vừa làm vừa ngắm máy bay lên lên,xuống xuống nhộn nhịp.Cũng vì lý do đó mà giá trị đất là 60.000.000đ/m2 còn có 30.000.000đ/m2