Ai Cũng Phải Học Làm Người Ðại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học Làm Người", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.
Thứ Nhất, "Học Nhận Lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết chính là một lỗi lầm lớn. Ðối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
Thứ Nhì, "Học Nhu Hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.
Thứ Ba, "Học Nhẫn Nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó. Thứ Tư, "Học Thấu Hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được
Thứ Năm, "Học Buông Bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được. Thứ Sáu, "Học Cảm Ðộng". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ Bảy, "Học Sinh Tồn". Ðể sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

NGHỆ THUẬT SỐNG
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người dân quê. Hai cha con sống hai ngày tại một làng xóm xa xôi nơi mà người ta cho là có đời sống khó khăn. Sau khi trở về nhà, người cha hỏi người con:
- " Con thấy cuộc đi chơi ra sao?"
- " Cuộc đi thích thú lắm" người con trả lời.
- " Con có thấy cuộc sống của người dân quê không?"
- " Dạ, có"
- " Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?"
- " Con nhận thấy chúng ta chỉ có mỗi một con chó, mà họ thì có tới bốn con. Chúng ta chỉ có một hồ bơi nhỏ ở giữa vườn, còn họ thì có cả một nhánh sông chảy mút mùa. Chúng ta phải nhập cảng những chiếc đèn để treo trong vườn mà họ thì không cần đến vì họ có đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Tại chỗ ngồi chơi trước nhà, chúng ta chỉ có thể nhìn tới bức tường ở cổng trước mà thôi, còn họ có thể ngồi nhìn xuốt tới tận chân trời. Chúng ta chỉ có một khoảng đất để sống quanh quẩn ở đó, còn họ có cả một khoảng đồng ruộng thẳng cánh cò baỵ Chúng ta phải có người ở để giúp việc chúng ta, còn họ thì không cần, họ tự lo lẫn cho nhau. Chúng ta phải bỏ tiền đi mua đồ ăn, còn họ trồng lấy và tự túc về thực phẩm. Nhà chúng ta phải có tường bao quanh để bảo vệ chúng ta, còn họ thì không cần vì họ có những bạn tốt để đùm bọc lẫn nhau."
Trước những lý luận của người con trai, người cha đã không nói nên lời.
Người con nói tiếp : "Con cám ơn cha đã mang con đi du hành để tỏ bầy cho con thấy chúng ta đang có một cuộc nghèo nàn như thế nào!"
***
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, mà chỉ nghĩ tới những gì chúng ta không có và chưa có.
Những vật không đáng giá của người này chính là những vật mong uớc của người kia. Đời là như vậy!
Hạnh phúc sẽ đến, nếu chúng ta biết ghi nhận những an lạc tràn trề chúng ta đang có, thay vì chỉ nghĩ đến mộng uớc muốn có thêm.
Hãy tận hưởng những gì chúng ta đang có, nhất là những đồng bào, bạn bè, thân quyến đang có chung quanh ta.





Hai cha con nọ đang đi men theo triền núi. Bỗng người con trai nhỏ trượt chân và ngã, em la lớn lên “Ối chao!” . Em lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở miền núi xa có tiếng ai nhái lại “Ối chao!”. Em tò mò la lên “Ngươi là ai?” thì em nhận lại tiếng nhái lại “Ngươi là ai?”, tức giận quá em quát lên : “Quân đốn mạt!” , thì em lại nghe tiếng nhái lại: “Quân đốn mạt!”. Em nhìn người cha và hỏi “Thế là thế nào hở chả” Người cha mỉm cười và nói: “Này con hãy xem đây” nói rồi ông nói lớn lên: “ Anh hay quá!” thì nghe tiếng trả lời “Anh hay quá!” . Rồi ông lại la lên: “ anh tuyệt vời quá!” thì cũng nghe tiếng trả lời “Anh tuyệt vời quá! ”
Người con ngạc nhiên nhưng cũng vẫn chưa hiểu. Người cha ôn tồn giảng : “Đó là tiếng vang con ạ! Khi có những khoảng trống rộng rãi như ta có truớc mặt đây thì các tiếng động lớn hay tiếng nói lớn nó sẽ dội lại như vậy. Con nói những lời tức giận thì nó sẽ dội lại những lời tức giận, cha nói những lời đẹp đẽ thì nó sẽ dội lại những lời đẹp đẽ! Ở đời cũng vậy! đời là sự dội lại của các hành động của tạ Khi tâm ta có lòng từ bi, thì chúng ta sẽ nhận lại sự yêu thương. Khi ta hành động những điều xấu, thì nỗi bất hạnh sẽ lại xảy đến cho chúng ta”












y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già . Cô nói : ”ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!” Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.
ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt , không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng săng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói đuợc câu gì , chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên.
Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên , thì chàng này hỏi cô rằng :” ông ấy là ai vậy? tên là gì?” Cô y tá ngạc nhiên :”Tôi tưởng ông ta là cha anh?” Chàng thanh niên trả lời:” Không , ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây.”
Cô y tá kêu lên: “Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!”
Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”










Ngày xưa, có một ông Hoàng Ả Rập nọ triệu một nhà tiên tri tới hỏi ông sẽ sống được bao nhiêu năm. Nhà tiên tri nói : “Bệ hạ sẽ sống lâu, sống lâu tới cỡ Ngài sẽ chứng kiến được các cái chết của các con Ngài“ . Ông Hoàng tức giận vì lời nói súc phạm, ra lệnh cho quân sĩ mang ra chém đầu.
Ông liền triệu một nhà tiên tri khác và cũng hỏi câu hỏi về tuổi thọ đó của ông. Nhà tiên tri này trả lời như sau : “Thưa Bệ Hạ, Ngài sẽ sống lâu, Ngài sẽ sống thọ hơn tất cả mọi người trong gia đình Ngài” ông Hoàng lên hoan hỷ và tặng rất nhiều tiền cho nhà tiên trị
Hai nhà tiên tri đều nói lên sự thật, nhưng một lời nói thì bộc trực, và một lời nói thì uyển chuyển hơn.


Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm . Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thuạ Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi
Than ôi! vô ích! con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.