BÀ NỘI EM

ảnh chỉ có tính chất minh họa



Hồi xưa,xưa thiệt là xưa. Khi trẻ nhỏ lớp ba trường làng đi học môn văn , thường làm văn mẫu .Ví dụ tả con chó hay mèo , gà...thì cứ có công thức như sau:
-Nhà em có nuôi con...ba, má đem ở đâu về?
-Lông tóc mầu gì,tai mũi họng ra sao?
-Nó ăn uống gì,nó ăn ngủ, sinh hoạt ra sao?
-Hàng ngày nó hay làm gì? nó thích gì?
-Kết luận: em yêu thương nó ra sao,em hay làm gì cho nó?
Rồi thầy cô giáo cho bài,có khi trúng tủ,hay trật tủ,cư thế mà phang vào, tùy thực tế ở mức nào mà diễn tả.
Thuở lớp ba còn ngây thơ, đôi lúc phải sáng tác bài văn quá thật thà như:
nhà em có nuôi một con...người, đó là bà nội em,nhờ ba em mới có...
 
Bà em tóc bạc da mồi, lưng còng chống gậy, tay yếu, chân run...
hay tả con gà trống thì viết:
nhà em có nuôi một con gà trống, sáng nó gáy ò ó o, nó thường tinh nghịch lắm, hay nhẩy lên lưng con gà mái tội nghiệp, em kêu nó xuống mà không chịu xuống...
Thời đại @,internet, trẻ bây giờ khôn hơn nhiều, biết cũng nhiều nhưng ngờ nghệch cũng lắm.Chương trình thì thiếu thực tế, nặng về từ chương, nói phải đúng chủ trương, đáp án mới có điểm.
Đề thi mở, học sinh giỏi văn toàn quốc ,cấp lớp ba, tả bà nội em, có học sinh làm như vầy:

Từ khi em chưa ra đời,đã có bà nội em rồi, hình như do ba em kiếm được nhờ công cụ Google trên internet sau một đêm lướt web, hôm đó trời bỗng dưng mưa nhiều, ngập lụt , nên ba phải ở nhà.
Bà nội của em còn rất trẻ, khỏe hơn cô gái Hà Lan nữa cơ, năm nay ước chừng 52,53 gì đó , tóc bà còn đen mượt nhờ gội sunsilk bồ kết và dầu xả gì gì đó, mắt bà to và sáng lắm , thỉnh thoảng mới phải đeo kính để chat với các bạn của bà hay lướt web coi thị trường địa ốc lên lên, xuống xuống...Có khi bà thở dài, có khi bà cười vui như pháo tết, giọng cười của bà mới đẹp làm sao?
Tướng của bà hơi đô con (mặc dù có ăn kiêng), nên khi ngồi lái xe, chiếc ô tô của ba nghiêng về một bên, nhưng em thấy cũng không hề gì, chắc phải thay vỏ xe bên đó trước thôi!
Bà em , hình như thiếu vắng cái gì đó, đôi lúc thật khó hiểu, lúc nào cũng mình ên, đi đi lại lại trong căn nhà to đùng, vắng lặng, trông thật tội nghiệp, thỉnh thỏang em còn thấy giọt sương trên mi mắt.Có khi buồn, bà móc cái Nokia, có cánh trượt ra bấm bấm một hồi rồi cưỡi Atila chạy đâu đó, để lại một vệt khói mờ, nghe nói hồi con gái đã xa của bà có niềm chi u uất lắm!
Em chắc một điều, bà chỉ vui khi có bạn của bà tới chơi, nếu em lớn một chút, không chừng em sẽ làm mai cho bà một ông nội trên  goolge, mục kết bạn , giống như ba vậy.
Thỉnh thoảng, để làm cho bà vui, ba em hay chụp hình bà, nhờ ông gì đó, bạn của bà dùng photoshop tút lại, đã đẹp còn đẹp hơn.
Kl: Em yêu bà em lắm, yêu vô cùng cơ vì mai sau khi em lên làm bà nội, cháu em sẽ thương em nhiều.chấm hết!
Lời phê của cô giáo: bà nội em thuộc mẫu người hiện đại , lời văn có cảm xúc, lối hành văn mới, không có trong đáp án nên khó chấm quá,7 điểm
Ảnh trong tuần
Chủ nhật cuối tuần,ghé thăm nhà của bạn Định ở quận 9
Cổng nhà Định,thiết kế nổi tiếng của L Dũng,xây hết
có 60 triệu à,cam đoan không hề rút ruột công trình(tốn có mấy ve thôi)


Biệt thự của Định,và các bạn . Từ trái,hàng đứng : Phượng (xếp của Tuấn) , Ánh (xếp của Thuyền)
Lan Hương,Thầy Hiếu,hàng ngồi từ trái qua:Mai(xếp của Hòa)Phượng,Minh Tiến,Thúy và L Dũng
(không có xếp đi cùng,quá khỏe!)

Một nhân vật mới đứng phía sau, đó là Định nhà ta đó,cô đơn miệt mài trên từng cây số
Những người đẹp,thí sinh của cuộc thi mẫu hậuVN
Phía sau M Tiến,nhân vật một thời vang bóng:Ng V Nhơn
(Muốn xem rõ hơn,click chuột vào hình)Hòa làm phóng viên ảnh
bài cho kỳ sau: Tả ông nội em

BANMETHUOT XUA

Bản đồ Ban Mê Thuột Khách sạn Kinh Đô,góc đường Quang Trung-Hai Bà Trưng
Rạp LODO,đường Quang Trung,nơi bọn trẻ chúng tôi thường xem,thời đó,được biết phim kiếm hiệp Tàu,hiệp sĩ mù (Nhật),Ringo(phim cao bồi Mỹ)
Bên phải rạp là chợ,trường tiểu học Nguyễn Công Trứ,cạnh đồn công an
Bên trái rạp,có ông Tàu bán gỏi đu đủ,tay cầm kéo xắp xắp cắt bò khô,gan...pha một chút nước mắm dấm,ớt xay làm thổn thức bao nhiêu tâm hồn trẻ thơ
Trại hòm ở đường Hoàng Diệu,người Việt dùng hòm vuông,còn hòm có hình như mái nhà là của người dân tộc thiểu số
Tiệm vàng Kim môn nồi tiếng ở góc đường Amatranglong-Nguyễn Thái Học(nay là Nơ Trang Long-Điện Biên Phủ).Mới xây sau (68 bị cháy rụi ).Bên trái,cạnh lô cốt là cổng vào ty thông tin Một Tô bia nữa cũng ở đường Hòang Diệu
Đường YJut,nhìn từ ngã tư Quang Trung,bên phải là khu buôn bán hông chợ,tối tối biến thành phố chè sáng rực ánh đèn(sau 68 không còn nữa).
Phía cuối đường,cổng sân vận động BMT.
Một tiệm bán quần áo trên góc đường Amatranglong-Yjut.Nếu nhớ không lầm,tiệm này của chú Định,nhà có chị Dung(học bổng du học Pháp).Dối diện là tiệm giày cũng của chú Định
Góc đường Amatranglong-Yjut.
Phố Quang Trung sầm uất.Tiệm Cây Mít hình như là tiệm vải của mấy chú Chà Và.hồi đó thường hay đi qua ,búng vạt áo (làm như búng tai heo) chọc mấy chú
Bến xe lam đường Amatranglong,trước tiệm giày Lâm Thành(nhà cũ của tôi)
Xe Lam thời đó nè!
Cảnh tấp nập ở đường Quang Trung-Lê Hồng Phong
Một nhà hàng trên đường Hoàng Diệu
Quang cảnh xây dựng trên đường Quang Trung
Ở khu chợ này rất gần tiệm đồng hồ Vạn Thành,với công nghệ quảng cáo rất mới thời đó:Vạn Thành có máy ra đa-Đồng hồ hư hỏng xem qua biết liền!

Một sạp báo trên đương Quang Trung
Gánh hàng rong
Cổng trường Trung Học BMT,ảnh chụp trước năm 68,sau đổi thành trương Trung Học Tổng Hợp BMT

Lịch sử phát triển của trường THTH BMT qua các thời kì (click vào hình để xem rõ hơn)
Phòng Giáo Sư,Hiệu trưởng và phòng Giám Học của trường Quang cảnh lễ chào cờ Chuẩn bị vào lớp Hồ pitsin ở Trần Hưng Đạo,Thỉnh thoảng được nghỉ tiết học,lén vào bơi,cái hồ bé xíu mà bơi hoài không qua chiều ngang hồ! Nhà thờ Cột đèn ba ngọn thời đó,bây giờ sạch và đẹp lắm Cổng chùa Khải Đoan phía đường Quang Trung Tháp Phật trong chùa Khải Đoan
Mặt chính chùa KĐ
Cầu 14,thời còn xử dụng được ,bây giờ hư hỏng nhiều,người ta xây cầu mới bên cạnh
Cảnh đẹp của thác Draysap Thiếu nữ dân tộc ở buôn làng. Người dân tộc trên đường phố,họ gùi hàng ra chợ bán,hình ảnh này không còn thấy nữa Cảnh buôn làng và con người thời đó


Nhà làng của người dân tộc trong buôn Nói tới BMT đừng quên nói tới voi,bây giờ voi già và ít hơn thời đó Hãng xe Đại Nam chạy suốt BMT -Saigon Phi trường Phụng Dực
Bungalow nhìn từ khán đài sân bóng đá BMT, làm toàn bằng gỗ sau bị cháy(coi hình ở phía dưới) (còn tiếp)