Chùa Hang- Hải Phòng


Chùa Hang (Cốc Tự), có từ trước Công nguyên, nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại Chùa Hang (Cốc Tự), có từ trước Công nguyên, nằm ở khu 1 thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta.

VÀI NÉT VỀ CHÙA HANG

Nước ta có nhiều chùa đặt trong hang động to rộng, nhũ đá, thạch động kì thú như chùa Hương, chùa Trầm, chùa Địch Lộng… Mặc không có quy mô rộng như các chùa trên nhưng Chùa Hang ở Đồ Sơn là ngôi chùa thiên tạo độc đáo, có cảnh trí thiên nhiên khá đẹp, lưng dựa vào núi hướng ra biển. Nhiều tao nhân mặc khách đã lưu đề thơ ca ngợi như: “Chùa Hang, động phật, hang dơi; Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng”. Hay trong ca dao cổ có ghi “Chùa Hang cảnh phật nhiệm màu; Ấy là bụt mọc hay bầu tiên xây”.

Theo hồ sơ di tích thì chùa Hang có tên chữ là Cốc Tự, được xây dựng từ trước Công nguyên, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Đúng như tên gọi của chùa, các bậc tiền nhân đã lấy một hang đá trên núi Vạn Tác để lập chỗ tu hành. Chùa được đặt trong lòng hang đá ven sườn núi cao 35m, rộng 7m và được chia thành hai bậc thềm trong – ngoài. Bậc thềm phía ngoài có diện tích gần 23m2, bậc thềm trong cao hơn khoảng 0,5m. Lòng hang có hình thang xuyên sâu thẳng vào trong núi, có độ dài 25m, phía sâu trong lòng hang chỉ cao 1,2m, rộng 1,3m.

Do biến đổi của thời gian rồi trải qua nhiều cơn binh lửa chiến tranh cùng hiểm họa thiên tai bão tố khiến chùa Hang bị hư hại rất nhiều. Tuy thế, hiện nay chùa vẫn còn nhiều di vật đáng quý như bàn thờ đá tượng A di đà, pho tượng sư tổ bằng đá xanh, cao 0,59cm tọa thiền trên đài sen, tóc quăn thành từng búi, tai dài; bát hương đá tạo hình thành thế chân vạc đặt trước bàn thờ sư tổ; giếng nước cổ ở sâu trong lòng hang. Tương truyền nhà sư Bần, người Ấn Độ đã dùng nước ngọt từ giếng này… Đây chính là những dấu tích còn lại của ngôi chùa cách thời đại ngày nay hơn 20 thế kỷ.

NƠI ĐẦU TIÊN ĐẠO PHẬT DU NHẬP VÀO VIỆT NAM?

Trong nhiều năm trở lại đây, việc xem xét nghiên cứu về sự du nhập của Phật giáo vào nước ta đã bắt đầu có những giải thích hợp lý hơn. Trước đây, các học giả nổi tiếng như Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh… đều cho rằng: Đạo Phật từ Trung Quốc truyền đến nước ta cuối thời Đông Hán. Nhìn chung, nhiều quan điểm của các bậc lão làng đều đánh giá về con đường truyền bá đạo Phật vào nước ta.

Cụ Đào Duy Anh cho rằng: Phái Tiểu Thừa do phương Nam (Nam tông) mà truyền sang Xiêm La, Cao Man tuy giữ theo chính truyền của Thích Ca nhưng vì câu nệ quá thành ra hẹp hòi, cằn cỗi tán đi. Phái Đại Thừa thì do phương Bắc (Bắc tông) truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản. Trải qua nhiều lần cải biến mà nghiễm nhiên thành một tôn giáo mới gọi là giáo Adiđà. Có học giả dựa vào tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành NêLê có bảo tháp của vua ASOKA và học giả đó xác định thành NêLê mà sử liệu Trung Hoa nói tới chính là Đồ Sơn hiện nay.

Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa địa phương Ngô Đăng Lợi căn cứ vào di tích chùa Hang và chùa trên đỉnh núi Mẫu Sơn ở Đồ Sơn cùng các di tích liên quan và truyền ngôn của các cố lão ở Đồ Sơn kể về vị sư người Thiên Trúc, dân thường gọi là sư Bần đã dựng nên chùa trên núi Mẫu Sơn, sau viên tịch ở chùa Hang đã góp phần khẳng định: Xứ Đông với Phật tích NêLê Đồ Sơn là nơi đầu tiên của nước ta tiếp thu Phật giáo. Từ NêLê truyền lên Luy Lâu (Dâu), từ Luy Lâu truyền sang Lạc Dương và Bành Thành ở Trung Quốc.

Ngoài những quan điểm của các học giả, thì dân làng (vốn là gốc làng chài – vạn chài) cũng kể lại về việc có nhà sư tên Bần, người Ấn Độ lập bàn thờ Phật và tu ở trong chùa Hang, cuối đời nhà sư cũng viên tịch tại chính hang núi này. Trong dân gian cũng truyền ngôn về cây gậy pháp Đức Phật Quang ban cho Chử Đồng Tử gắn với việc cứu sống người chết dịch ở Đa Hòa, Chử Xá và thần tích miếu Thị Đa ở làng Cốc Liễn, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

Theo thần tích bà Đa người làng này, có người con duy nhất ra bờ sông bị chết đuối, bà kêu khóc thảm thiết, vừa lúc đó có một thầy chùa đi qua đã dùng cây gậy thần cứu sống. Nhà sư sau khi được xin tên để được thờ sống đã dặn: cứ gọi ta là Đông Yên. Về sau dân làng tìm về Đông Yên mới rõ người đó là Chử Đồng Tử. Tại miếu thờ thần Đông Yên ở làng Cốc Liễn hiện nay còn lưu giữ 20 đạo sắc phong từ đời Lê Vĩnh Tộ Thần Tông 1628 đến trước đời Khải Định 1916-1925. Từ thần tích miếu Thị Đa làng Cốc Liễn đến thần tích quận Đồ Sơn có tên cũ là NêLê có dấu tích Phật giáo đầu tiên của nước ta, gồm cả dấu tích phi vật thể và dấu tích vật thể.

Trong nghiên cứu của Lê Thế Loan, cán bộ Bảo tàng Hải Phòng cho rằng: chùa Hang (Đồ Sơn) và miếu Thị Đa ở làng Cốc Liễn, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy là những di tích quan trọng chứng minh quá trình khởi đầu du nhập vào nước ta của đạo Phật bằng đường biển. Phật giáo đã du nhập vào nước ta và có lẽ nơi tập kết đầu tiên là di tích chùa Hang (Cốc Tự) và ngôi chùa trên đỉnh Mẫu Sơn ở Đồ Sơn.




















Năm 1990 những người con Phật ở Đồ Sơn người góp của, người góp công, sửa chùa, tạc tượng đúc chuông với tâm nguyện bảo tồn một di tích lịch sử văn hóa Phật giáo trên đất Đồ Sơn, nơi mà nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta và từ đây truyền lên vùng Luy Lâu-Dâu huyện Thuận Thành Bắc Ninh, rồi từ Luy Lâu chuyển sang Bành Thành-Lạc Dương Trung Quốc.

Theo truyền ngôn địa phương, một nhà sư người nước Thiên Trúc (thường gọi là sư Bần) đến truyền đạo và tu hành tại chùa Hang Đồ Sơn từ thế kỉ thứ 2 trước công nguyên. Ngài cũng dựng một ngôi chùa ở núi Mẫu Sơn làm nơi thuyết pháp sau Ngài thị tịch tại chùa Hang và Chử Đồng Tử là đệ tử chân truyền đầu tiên của Ngài.

Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang-Đặnh Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã phá núi để xây biệt thự và đục rộng cửa hang nhưng nghe nói bị thần tiên quở nên không giám làm nữa.

Nhận thức được chùa Hang là một di sản văn hóa vô cùng quí hiếm nên Ban quản lí chùa cùng nhân Phật tử địa phương và thập phương, đặc biệt với sự phát tâm vô quản ngại của thầy trụ trì đang tiếp tục bảo tồn, tôn tạo chùa nhằm gìn giữ di tích.





Không có nhận xét nào: